Cách giảm đau dạ dày nhanh chóng ngay tại nhà

  Sáng đau, trưa đau, tối đau, đêm ngủ cũng âm ỉ đau…. những cơn đau xuất hiện đột ngột, bất thường ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để đẩy lùi những cơn đau dạ dày và cân bằng lại cuộc sống? Dưới đây là một số mẹo hay giúp bạn xoa dịu cơn đau dạ dày nhanh chóng.

Đau dạ dày là gì?

  Thực chất đau dạ dày không phải là một bệnh, đó là một trong những triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… Đau dạ dày là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày gây nên những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ kèm theo cảm giác nóng rát rất khó chịu.

Vị trí đau?

  Đau vùng thượng vị là vị trí đau điển hình nhất của người bị đau dạ dày, cơn đau tập trung ở vùng phía trên rốn và dưới xương sườn, đôi khi có thể lan rộng ra hai bên và phía sau lưng. Một số trường hợp có thể cảm thấy đau ở vùng giữa bụng, quanh rốn hoặc vùng bụng dưới phía bên trái, …. Những cơn đau dạ dày không xuất hiện riêng lẻ mà thường đi kèm với các triệu chứng khác như:

  •  Đầy hơi, chướng bụng
  •  Ợ hơi, ợ chua
  •  Buồn nôn và nôn
  •  Chảy máu tiêu hóa

Nguyên nhân gây đau dạ dày?

  •  Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn uống thất thường, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, uống nhiều bia rượu.
  •  Do vi khuẩn HP
  •  Hút thuốc lá thường xuyên
  •  Do tâm lý: stress, căng thẳng lâu ngày
  •  Do sử dụng các loại thuốc giảm đau thời gian dài: các loại thuốc chống viêm không steroid và các loại kháng sinh liều cao.
  •  Do một số bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng dạ dày: viêm tuyến tuỵ, tuyến mật, bệnh lý tuyến giáp, …

Cách giảm đau dạ dày ngay tại nhà

1.Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ

Khi cơn đau dạ dày xuất hiện hãy xoa bụng, đây là biện pháp rất đơn giản bất cứ ai cũng có thể thực hiện được ngay. Dùng tay áp lên bụng, sau đó xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải và duy trì xoa như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần trong khoảng 10 phút bạn sẽ thấy cơn đau dạ dày giảm đi đáng kể.

2. Làm ấm bụng

Có thể làm ấm bụng bằng cách lấy một chai nước ấm vừa đủ, sau đó lăn nhẹ lên vùng bụng. Khi vùng bụng ấm lên thì kết hợp xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Khi hơi nóng lan tỏa khắp bụng sẽ làm tăng lưu thông tuần hoàn máu, từ đó giảm đau co thắt dạ dày và cơn đau sẽ giảm đi đáng kể.

3. Ăn bánh mì hoặc bánh quy

Những người thường bị đau dạ dày, đau bụng khi đói thì nên dự trữ một ít bánh quy hoặc bánh mỳ không nhân. Khi cảm thấy đau bụng, bạn có thể ăn một chút bánh, các loại bánh này sẽ giúp thấm hút bớt đi những dịch vị thừa có trong dạ dày, giúp giảm đau rất hiệu quả.

4. Uống nước muối ấm

Lấy một cốc nước ấm khoảng 70ºC và thêm một chút muối tinh theo tỉ lệ: ½ muỗng cà phê muối tinh với 200ml nước ấm, sau đó khuấy đều rồi uống khi nước còn ấm. Nước muối có tính kiềm sẽ trung hòa lượng axit trong dạ dày và làm dịu cơn đau.

5. Nằm nghiêng bên trái

Người bị đau dạ dày thường là do axit trong dịch vị tiết ra nhiều kích thích vết loét khiến bụng đau hơn. Vì vậy, nếu nằm ở tư thế bên trái giúp cho ống tiêu hóa hướng về phía ruột kết, đồng thời giúp đoạn nối giữa thực quản và dạ dày được giữ ở vị trí cao hơn mức bình thường hạn chế tình trạng axit trào ngược lên thực quản gây ợ chua, ợ nóng, đau bụng cũng được giảm nhẹ.

6. Sử dụng nghệ

Nghệ là thảo dược chữa đau dạ dày được ông bà ta áp dụng từ xưa tới nay. Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã nghiên cứu cho thấy hoạt chất đem lại công dụng hữu ích của nghệ là curcumin, chiếm 0,3%-1% khối lượng củ nghệ. Đối với bệnh đau dạ dày thì curcumin có tác dụng chống viêm,giảm tiết dịch vị do vậy có tác dụng giảm đau dạ dày, đồng thời giúp ức chế vi khuẩn HP, chống ung thư, bảo vệ gan thận… Do đó, nghệ được xem là thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Vì vậy, để đẩy lùi bệnh đau dạ dày bạn nên sử dụng nghệ hàng ngày bằng cách pha tinh bột nghệ cùng mật ong làm nước uống hoặc viên hoàn để dễ dàng sử dụng. Ngày nay, với sự phát triển của ngành công nghệ thực phẩm, củ nghệ được ứng dụng vào nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe, món ăn, hay làm đẹp đều mang lại hiệu quả cao.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC