Đi bộ sau khi ăn, nên hay không nên?

Trong những năm gần đây, đi bộ ngắn sau mỗi bữa ăn đang là xu hướng trong cộng đồng với mong muốn sẽ đem lại những lợi ích cho sức khỏe.  

Không thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời của việc đi bộ sau khi ăn đối với sức khỏe:

1.Cải thiện tiêu hóa

Lợi ích phải kể đến đầu tiên của việc đi bộ sau khi ăn là cải thiện chức năng tiêu hóa. Đi bộ giúp thúc đẩy kích thích dạ dày và r uột khiến thức ăn nhanh chóng được nghiền nát và tiêu hóa. Ngoài ra, vận động nhẹ nhàng sau khi ăn còn có thể giúp bảo vệ đường tiêu hóa. Trên thực tế, nó đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa các bệnh như loét dạ dày tá tràng, chứng ợ nóng, hội chứng ruột kích thích (IBS), táo bón và ung thư đại trực tràng.

2.Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Một lợi ích đáng chú ý khác của việc đi bộ sau khi ăn là giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu - vì tập thể dục sau khi ăn có thể ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến, do đó làm giảm lượng insulin hoặc thuốc uống cần thiết

Một nghiên cứu năm 2016 ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy rằng đi bộ trong 10 phút sau mỗi bữa ăn có hiệu quả kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn so với đi bộ trong 30 phút cùng một lúc.

3.Có thể giảm nguy cơ bệnh tim

Các hoạt động thể chất luôn được biết đến với lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch. Cụ thể, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm huyết áp và cholesterol LDL (là loại cholesterol có hại), đồng thời giảm nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, hiệu quả giảm hàm lượng triglyceride (yếu tố gây ra các bệnh về tim mạch) từ việc tập thể dục một vài lần nhỏ trong ngày có thể tốt hơn một lần tập thể dục liên tục. Áp dụng kết quả nghiên cứu này bạn có thể đi bộ từ 5 đến 10 phút sau các bữa ăn chính trong ngày để đạt được hiệu quả tương tự.

4.Có thể thúc đẩy giảm cân

Ai cũng biết rằng tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm cân kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp. Để thúc đẩy quá trình giảm cân, bạn phải thiếu hụt calo, nghĩa là bạn đốt cháy nhiều calo hơn lượng calo nạp vào. Đi bộ sau bữa ăn có thể giúp bạn tiến gần đến mức thâm hụt calo - nếu được duy trì liên tục - có thể hỗ trợ giảm cân. Điều đó nói rằng, cần có thêm dữ liệu để xác định tác động cụ thể của việc đi bộ sau bữa ăn đối với việc giảm cân.

5.Có thể giúp điều hòa huyết áp

Đi bộ sau bữa ăn cũng có thể giúp điều chỉnh huyết áp ở một mức độ nhất định. Thực tế cho thấy rằng ở những người ít vận động, khi bắt đầu kế hoạch đi bộ 3 lần, mỗi lần 10 phút mỗi ngày sau bữa ăn, có thể làm giảm huyết áo tâm thu tới 13% so với ban đầu , tương đương với 21 điểm

Đi bộ sau mỗi bữa ăn không hẳn là hoàn toàn tốt cho cơ thể, đôi khi nó vẫn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực:

1.Có thể gây đau bụng

Dường như đi bộ sau khi ăn có ít những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tuy nhiên với một số trường hợp vẫn gặp phải những vấn đề về sức khỏe như: một số người có thể bị đau bụng khi đi bộ sau bữa ăn hoặc có các triệu chứng như khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi và chướng bụng

Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đợi 10–15 phút sau bữa ăn trước khi đi bộ và giữ cường độ đi bộ ở mức thấp

Nên đi bộ như thế nào?

Nếu muốn đi bộ sau mỗi bữa ăn bạn nên bắt đầu bằng cách đi bộ trong 10 phút và sau đó tăng thời gian nếu có thể. Giữ khoảng thời gian đi bộ khoảng 10 phút vừa giúp đem lại những lợi ích cho sức khỏe vừa ngăn ngừa những nhược điểm như đau bụng. 

Có thể chúng ta nghĩ rằng nếu đi bộ sau bữa ăn là tốt, thì chạy bộ sau bữa ăn phải tốt hơn, nhưng điều này chưa chắc. Nếu tập thể dụng quá mạnh sau bữa ăn sẽ có nhiều nguy cơ bị đau bụng. Vì vậy, nên giữ cường độ từ thấp đến trung bình - nhằm tăng nhịp tim mà không bị hụt hơi

 

Nguồn: Healthline

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC