Nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Nhiều người nghĩ rằng “suy giảm trí nhớ” chỉ xảy ra ở người già, nhưng thực tế cho thấy đây không phải căn bệnh kén chọn độ tuổi, từ 25 tuổi trở đi sẽ có 3000 tế bào não chết đi mỗi ngày, cùng với đó là những áp lực, căng thẳng trong công việc, học tập hàng ngày tác động lên não bộ làm cho tình trạng suy giảm trí nhớ xảy ra sớm hơn ở nhiều độ tuổi khác nhau.

1.Suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ (hay còn gọi là lẫn, đãng trí) là tình trạng kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự thoái hóa không ngừng của não bộ. Bắt đầu với các biểu hiện như tập trung kém, giảm khả năng tư duy, hay quên…Suy giảm trí nhớ ở người trẻ không những làm ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống mà còn đối mặt với nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già. Càng về sau tình trạng càng trầm trọng nếu không có sự can thiệp, điều chỉnh kịp thời sẽ tác động đẩy mạnh sự thoái hóa của hệ thần kinh và có thể là tiền đề cho bệnh mất trí nhớ, Alzheimer sau này.

2. Nguyên nhân do đâu?

Suy giảm trí nhớ thực chất là một phần của quá trình lão hóa. Bất cứ điều gì tác động lên não bộ đều có thể là nguyên nhân gây ra suy giảm trí nhớ.

-Căng thẳng, stress

Stress tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức ở não làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến chúng ta khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp. Khi đó trí nhớ sẽ giảm dần và chức năng của não bộ cũng bị ảnh hưởng

 Do đó nếu cuộc sống của bạn có quá nhiều căng thẳng, lo âu và áp lực thì bạn nên nghỉ ngơi thư giãn để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung này.

-Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và giúp não bộ giải phóng “độc tố” tích tụ trong ngày. Khi ngủ sóng não được tạo ra để lưu trữ các thông tin và chuyển thông tin đó đến võ não trước trán (là nơi lưu trữ ký ức). Ngủ không đủ giấc thì não không có đủ thời gian thực hiện công việc của mình, những ký ức và luồng thông tin về vỏ não trước trán bị ngưng trệ gây ra tình trạng sương mù não và các vấn đề về trí nhớ: mất trí nhớ ngắn hạn, mau quên…

-Trầm cảm, lo âu

Tại sao trầm cảm có thể làm suy giảm trí nhớ? Bởi vì những người bị trầm cảm rất khó tập trung, điều này có thể ngăn cản não bộ hình thành những ký ức mới và tìm lại những ký ức cũ. Trên thực tế biểu hiện hay quên còn được coi là triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Nhưng trầm cảm không phải là bệnh mạn tính và các vấn đề về trí nhớ liên quan đến trầm cảm cũng vậy, theo các chuyên gia y tế nhận thấy rằng ký ức của chúng ta có xu hướng trở lại bình thường khi chúng ta xử lý được chứng trầm cảm của mình.

-Vấn đề về tuyến giáp

Hình ảnh quét SPECT của những người có nồng độ hormone tuyến giáp thấp cho thấy tổng thể sự hoạt động của não giảm, thường dẫn đến suy giảm nhận thức và sương mù não. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy hơn 80% những người bị suy giáp sẽ bị suy giảm khả năng ghi nhớ.

-Chế độ dinh dưỡng

Não bộ sẽ hoạt động tốt nhất nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Chắc hẳn chúng ta đều biết rằng thiếu máu hay thiếu sắt gây nên các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, xanh xao cùng với áp lực trong công việc và cuộc sống sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, kém tập trung. Điều quan trọng hơn cả là sự vắng mặt của 2 loại vitamin nhóm B là vitamin B1 và vitamin B12

Vitamin B1 và B12 giữ vai trò hàng đầu trong các chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Đồng thời là dưỡng chất thiết yếu trong quá trình chuyển hóa thức ăn và chuyển đổi thành năng lượng.

Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, một lượng lớn vitamin B1 nằm trong não bộ với chức năng duy trì việc tạo ra các dẫn truyền xung động thần kinh có tác động tới tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của mỗi người. Đối với những người không nhận được đủ lượng vitamin B1 từ chế độ ăn uống, họ có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ. Để ngăn chặn tình trạng này, nên chú ý bổ sung vitamin B1 tự nhiên qua các nguồn thực phẩm như: Mầm lúa mì, bột đậu nành, bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hạt dẻ, gà, gan, thịt lợn…

Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến co rút não và các triệu chứng như lú lẫn, thờ ơ, trầm cảm, trí nhớ và khả năng phán đoán kém. Các biểu hiện khác có thể xảy ra bao gồm cảm giác tê, kim châm, thị lực bị rối loạn và chân không vững. Vitamin B12 có nhiều trong thịt gia cầm, trứng và sữa.

3.Hậu quả của suy giảm trí nhớ

Liệu rằng tình trạng suy giảm trí nhớ có thực sự đáng lo ngại đối với những người trẻ? Nhiều thống kê chỉ ra rằng khoảng 50% những người trẻ tuổi bị suy giảm trí nhớ nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ (với biểu hiện như rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động…) sau 3 năm. Gây ra một loạt những ảnh hưởng tác động xấu đến chất lượng cuộc sống như:

-Hiệu quả công việc, học tập giảm sút

-Ảnh hưởng tâm lý: dễ kích động, cáu gắt

-Gây teo não, tổn thương chất trắng, sa sút trí tuệ

-Nguy cơ bị Alzheimer

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC