Những dấu hiệu của bệnh ung thư cần biết

Bài viết được tổng hợp từ internet cho các bạn một số góc nhìn tổng quát về các dấu hiệu cần biết của bệnh ung thư. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 70% bệnh nhân ung thư chẩn đoán ở giai đoạn muộn, trong đó có cả bệnh có thể sàng lọc, phát hiện sớm bằng nhiều phương pháp khác nhau. 

Dưới đây là 15 dấu hiệu và triệu chứng thường gặp để các bạn có thể sắp xếp thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

1. MỆT MỎI

Công việc có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi, hầu như điều này không có gì trầm trọng. Nhưng mệt mỏi là dấu hiệu sớm của một vài chứng ung thư như bệnh bạch cầu ác tính, ung thư đại tràng và bao tử, vì chúng gây ra mất máu mà bạn không nhìn thấy được. Nếu dành nhiều thời gian nghỉ ngơi mà không thuyên giảm, bạn nên tham khảo tới bác sỹ điều trị.

2. SỰ THAY ĐỔI CỦA DA

Dấu hiệu sớm của ung thư da có thể là sự xuất hiện của một vài đốm nhỏ, thay đổi về kích thước lẫn hình dạng, màu sắc. Hoặc những đốm đỏ nhìn không giống như tàn nhang hay mụn ruồi cũng là một dấu hiệu của ung thư da. Nếu cảm thấy cơ thể bất ổn, bạn nên đi khám để bác sỹ lấy mẫu mô (làm sinh thiết) giúp rà soát kỹ hơn các tế bào ung thư có thể tiềm ẩn bên trong.

3. ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU

Cảm giác no, đầy bụng vì chế độ ăn uống hoặc có thể bị căng thẳng. Nhưng nếu điều này không cải thiện hoặc khiến bạn mệt mỏi, chán ăn, sụt cân hoặc đau lưng, bạn nên đi khám ngay để biết được nguyên nhân. Đầy bụng thường xuyên ở nữ giới có thể là dấu hiệu ung thư buồng trứng.

4. VẤN ĐỀ Ở MIỆNG

Sự thay đổi trong miệng hầu như không có gì nghiêm trọng, từ hôi miệng đến nổi đẹn, viêm lợi.. Nhưng nếu bạn nổi đẹn màu trắng hoặc màu đỏ, không tự khỏi sau vài tuần - thì nên đi khám bác sỹ, dấu hiệu này có thể là ung thư khoang miệng, rất hay xảy ra với những người hút thuốc thường xuyên. Những việc khác cần làm là rà soát xem bạn có khối u ở cằm, hay gặp khó khăn trong cử động hàm hay không.

5. NUỐT KHÓ

Cảm lạnh thông thương, trào ngược acide hoặc loại thuốc nào đó có thể khiến bạn khó nuốt trong một thời gian. Nếu việc này không khá hơn hoặc các sản phẩm chống acide không có tác dụng, đây có thể là dấu hiệu của ung thư họng hoặc ung thư thực quản. Khi đi khám, bác sĩ sẽ chỉnh định làm một vài xét nghiệm như chụp X quang ống tiêu hóa có cản quang, hoặc một vài thủ tục khác để tìm ra dấu hiệu của bệnh.

6. HO KHAN DAI DẲNG

Nếu bạn không hút thuốc, thường xuyên bị ho khan kéo dài không loại trừ khả năng là dấu hiệu của ung thư. Thông thường, việc ho như thế này là do chảy dịch mũi về phía sau, suyễn, trào ngược acide, hoặc nhiễm trùng. Nhưng nếu ho khan không dứt hoặc ho ra máu thì nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị sớm.

7. SƯNG HẠCH

Bạn có những hạch nhỏ ở cổ, nách hoặc những vị trí khác trên cơ thể mà thi thoảng chúng sưng lên do cơ thể bị nhiễm lạnh, cảm; ung thư hệ bạch huyết và bệnh bạch cầu ác tính cũng có thể gây tình trạng tương tự. Hãy chú ý đi tới cơ thể của mình trước khi quá muộn.

8. SỤT CÂN

Thói quen ăn uống và tập luyện có thể giúp bạn giảm cân để có vóc dáng hoàn hảo hơn. Nếu bạn gặp vấn đề khác như bị căng thẳng trong thời gian dài hoặc bệnh tuyến giáp cũng có thể dẫn tới giảm cân; tuy nhiên nếu cơ thể hoàn toàn bình thường mà vẫn sụt cân (4-5kg trong vòng một vài ngày) thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy, bao tử, thực quản, phổi... 

9. TIÊU TIỂU GẶP VẤN ĐỀ

Khi già đi, có nhiều người gặp vấn đề trong tiểu tiện như số lần trong ngày nhiều hơn, dòng nước bị yếu đi, tiểu són... Thông thường các dấu hiệu này là biểu hiện của tuyến tiền liệt bị phì đại, nhưng cũng là nguy cơ cao của ung thư tuyến tiền liệt.

Nếu bạn thấy máu sau khi đi toilet, hãy theo dõi cơ thể và báo ngay cho bác sỹ điều trị, đây có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hay nguy hiểm hơn là ung thư bàng quang hoặc thận.

10. TINH HOÀN BẤT THƯỜNG

Nếu như bạn nhận thấy tinh hoàn nổi cục u hoặc bị sưng lên, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ; khối u không gây cảm giác đau là dấu hiệu thường gặp nhất ở ung thư tinh hoàn. Cũng có đôi khi cánh mày râu lại có dấu hiệu khác như nặng nề ở phần bụng dưới, vùng bìu hoặc cảm giác tinh hoàn to lên.

 

11. XUẤT HUYẾT PHỤ KHOA BẤT THƯỜNG

Chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân, u xơ hoặc do biện pháp tránh thai. Nhưng bạn nên cho bác sỹ điều trị biết thêm nếu xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc huyết trắng lẫn máu. Bác sĩ sẽ tìm cách loại trừ ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc phần phụ. Bạn cũng nên cho bác sĩ biết nếu sau thời kỳ mãn kinh có ra máu hoặc bất cứ điều gì bất thường khác.

 

Trên đây là những dấu hiệu ung thư phổ biến, thường gặp mà bạn không nên bỏ qua, chủ quan bởi nếu không theo dõi, bệnh sẽ tiến triển và khó điều trị.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC