Phát hiện viêm loét dạ dày qua những dấu hiệu dễ nhận biết
Viêm loét dạ dày là tình trạng acid dạ dày bị dư thừa và vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày làm tổn thương niêm mạc. Sau một thời gian dài không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ khiến tình trạng này sẽ diễn biến thành những ổ loét tại thành dạ dày, thành ruột. Các tổn thương này sẽ gây nên những đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu trước đây chỉ người trưởng thành mới có nguy cơ mắc bệnh dạ dày thì nay cả trẻ em, người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh này. `
1.Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: thói quen ăn uống không đúng giờ giấc, hay bỏ bữa hoặc nhịn đói thường xuyên sẽ dẫn đến khả năng tổn thương niêm mạc dạ dày cao hơn bình thường và gây ra hiện tượng viêm loét dạ dày.
Ngoài ra những người có thói quen ăn đồ chua cay, đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc hay sử dụng rượu bia, thuốc lá, dùng đồ uống có gas…cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau dạ dày, viêm loét dạ dày đặc biệt là nam giới.
- Vi Khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm loét dạ dày: HP là một trong những loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày của con người và chúng có thể gây ra tổn thương đến niêm mạc dạ dày, gây ra các vết viêm loét thậm chỉ có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.
- Tình trạng căng thẳng thường xuyên và kéo dài: Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực thường có nguy cơ đau dạ dày cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân là do căng thẳng, áp lực khiến dạ dày tăng co bóp và tăng tiết dịch vị dẫn đến việc acid tự ăn mòn niêm mạc dạ dày tạo nên các vết loét.
- Do dùng thuốc: Các thuốc kháng viêm không chứa steroid và thuốc kháng sinh liều cao làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và gây ức chế prostaglandin – đây là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,....
2.Triệu chứng
-Đau ở thượng vị
Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở những người bị đau dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng từng cơn, đau nóng rát vùng thượng vị, có thể từ bụng lên ngực và lan ra sau lưng. Trong thời gian đầu, các cơn đau sẽ thường xuất hiện khi người bệnh quá đói hoặc quá no, khi thay đổi thời tiết hoặc giao mùa cũng là điều kiện thuận lợi để cơn đau xuất hiện.
-Chướng hơi, đầy bụng
Nếu thường xuyên bị cảm giác chướng hơi, đầy bụng trên sau khi ăn thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị viêmdạ dày ở mức độ nhẹ.
-Ợ chua, ợ hơi
Do sự rối loạn chức năng ở dạ dày cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn dẫn tới thức ăn bị lên men, sinh ra hơi và gây trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua. Đây là một trong các triệu chứng thường xuyên gặp phải và dễ dàng nhận biết ở người bị viêm loét dạ dày. Chúng gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
-Buồn nôn và nôn:
Đây là triệu chứng biểu hiện đau dạ dày nhẹ thường gặp ở đại đa số những người bệnh. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc thức ăn bị trào ngược lên thực quản do dạ dày mất khả năng hoạt động như bình thường.
-Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết dạ dày hay xuất huyết đường tiêu hóa là triệu chứng nặng của bệnh về dạ dày nói chung và viêm loét dạ dày nói riêng. Nó có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh trọng thời gian rất ngắn. Vì vậy cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời khi phát hiện những dấu hiệu: nôn ra máu, đi ngoài ra máu hay đi ngoài phân đen... kèm theo đó là biểu hiện cảm thấy choáng váng, hoa mắt, tụt huyết áp khi trong tình trạng mất máu cấp.
3. Bị viêm loét dạ dày nên ăn uống như thế nào?
Khi bị viêm loét dạ dày, chúng ta nên ưu tiên các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và giúp cho việc chữa lành các vết loét, đồng thời có khả năng giúp giảm tiết acid dạ dày.
Một số lưu ý:
-Đồ ăn nên thái nhỏ và nấu chín kỹ, mềm sẽ làm giảm bớt áp lực hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Ngoài ra luộc, hấp hay ninh nhừ thức ăn sẽ giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
-Ăn chậm và nhai kỹ để giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt sẽ giúp trung hòa tính axit trong dạ dày. Tránh việc ăn một bữa quá no sẽ khiến dạ dày căng tức gây ra việc tiết nhiều acid. Nên chia các bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày sẽ giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid, hạn chế cơn đau và vết loét lan rộng.
-Nên ăn đồ ăn ấm khoảng 40-50 độ C giúp cho việc tiêu hóa cũng như hấp thu tốt hơn. Đồ ăn quá lạnh hay quá nóng đều sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây tổn thương đến dạ dày.
-Đặc biệt, sau ăn bạn không nên lao động hay chạy nhảy ngay.
Qua bài viết này, chắc hẳn ít nhiều chúng ta cũng biết thêm về các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, từ đó có thể chủ động có các biện pháp phòng tránh và xây dựng lối sống sinh hoạt hợp lý để ngăn ngừa những nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai.