Sự "trẻ hóa" của ung thư dạ dày

Ung thư - Căn bệnh nan y, dai dẳng và khó chữa đã và đang trở thành gánh nặng của nhân loại.

Theo thống kê của Cơ quan nghiên cứu Quốc tế (International Agency for Research on Cancer - IARC), trong năm 2018 có tới 18,08 triệu người mới mắc ung thư, trong đó 9,5 triệu người tử vong vì căn bệnh này. Số ca mắc mới ung thư ở Việt Nam ước tính là hơn 164 nghìn ca và tử vong là hơn 114 nghìn ca. 

TÌM HIỂU】Ung thư đại tràng và yếu tố di truyền

Các loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ giới là Ung thư gan, Ung thư đại trực tràng, Ung thư phổi, và đặc biệt là Ung thư dạ dày.

Nếu như trước đây ung thư thường gặp ở người già, người trung niên thì hiện nay ung thư đang có xu hướng trẻ hóa, điển hình là ung thư dạ dày – tỉ lệ tử vong đứng thứ 2 sau ung thư phổi ở nam giới và đứng thứ 3 sau ung thư vú và cổ tử cung ở nữ giới. Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày và nhanh chóng lan ra thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan.

Những năm gần đây tỉ lệ những người trẻ dưới 40 tuổi mắc ung thư dạ dày ngày càng tăng (chiếm khoảng 20-25%), thậm chí nhiều trường hợp phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Những đau thương và gánh nặng từ bệnh ung thư để lại chắc hẳn ai cũng biết. Đã có những sự ra đi để lại vô vàn xót xa từ những người trẻ vì căn bệnh ung thư dạ dày.

Khi còn trẻ chúng ta thường chủ quan và xem nhẹ những dấu hiệu của bệnh dạ dày, chúng ta phó mặc cho cơ chế tự điều hòa của cơ thể, vô hình chung chính chúng ta đã tự đẩy mình đến gần hơn với ung thư dạ dày.


Nguyên nhân của ung thư dạ dày
Nguyên nhân ung thư dạ dày thường liên quan đến các yếu tố môi trường, các tổn thương tiền ung thư, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền.


Môi trường và thói quen sinh hoạt

Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Đây là yếu tố góp phần lớn dẫn đến ung thư dạ dày ở những người trẻ.

Các tổn thương tiền ung thư:

Các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày mạn tính, polyp dạ dày...Ngoài ra vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày, gây nên các tổn thương tiền ung thư.

Yếu tố nội sinh:

Người béo phì dễ bị mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường. Ở người béo phì, mỡ thừa thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm mạn tính, đặc biệt là ở đường ruột khiến axit dạ dày bị kích thích, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên gấp đôi so với người bình thường.

Yếu tố di truyền:

Các nghiên cứu và quan sát thấy rằng ung thư dạ dày do đột biến gen có yếu tố gia đình, tỷ lệ này tăng lên từ 1,5 đến 3 lần ở trong gia đình có người thân cấp 1 (bố, mẹ, anh chị em ruột) bị ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển khối u ác tính trong dạ dày. Bệnh xảy ra khi tế bào trong dạ dày phát triển thái quá dẫn tới hình thành các khối u. Nếu không chữa trị kịp thời, ung thư dạ dày dễ di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, dẫn tới tử vong nhanh.

Năm 2018, Việt Nam ghi nhận tới gần 18 nghìn ca mắc ung thư dạ dày, trong đó có tới hơn 15 nghìn người đã tử vong

7 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày | Báo dân sinh

Dấu hiệu của ung thư dạ dày

  • Khó chịu, đau tức ở ngực
  • Ho khan, không thuyên giảm theo thời gian
  • Khó thở, thở khò khè, khó nuốt, khàn tiếng..
  • Ăn uống không ngon miệng, sụt cân không rõ lý do
  • Có hạch sưng hoặc phì đại ở trong ngực hoặc vùng giữa 2 phổi

Những người sử dụng thuốc lá thường xuyên và người hít khói thuốc sẽ dễ mắc những triệu chứng và ung thư dạ dày hơn người bình thường. Hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân ngay từ bây giờ.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC