Vi khuẩn HP là gì? có lây không?

   Hầu hết những người bị các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng đều đã biết qua về thuật ngữ “vi khuẩn HP” cũng như sự lo ngại về nguy cơ gây ra ung thư dạ dày của loại vi khuẩn này. Liệu rằng chúng ta đã thực sự hiểu rõ về vi khuẩn HP và sự nguy hiểm của chúng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.    

1.Vi khuẩn HP là gì?

   Helicobacter pylori (H. pylori), còn được biết đến qua tên gọi vi khuẩn HP. Đây là một loại vi khuẩn cư trú và phát triển trong dạ dày người và là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trên 80% những người bị nhiễm HP trong dạ dày không có biểu hiện triệu chứng cụ thể.

hình ảnh của vi khuẩn HP trong dạ dày

   Người ta cho rằng vi khuẩn HP là một loại vi sinh vật sống trong trong dạ dày người từ cổ xưa, chúng cũng được coi là một vi sinh vật thuộc hệ vi sinh vật của đường tiêu hóa. Sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra rằng tại sao ở môi trường axit thấp như dạ dày mà vi khuẩn HP vẫn có thể sinh sống và phát triển được. Để làm được điều này, tất cả nhờ khả năng tiết ra một loại enzyme là urease giúp trung hòa độ axit trong dạ dày, vì thế vi khuẩn HP có thể nhanh chóng thích ứng với môi trường axit trong dạ dày.

   Khoảng 2/3 dân số thế giới nhiễm vi khuẩn HP. Ở các nước phát triển như Mỹ, các nước phương Tây, Úc… tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP thấp hơn, chỉ khoảng 20 - 40% dân số, trong khi đó ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao hơn rất nhiều, có khi con số lên tới trên 70%. Sự phổ biến của loại vi khuẩn này trong cộng đồng đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về tốc độ lây lan và khả năng gây bệnh của chúng.

2.Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

   Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP sẽ tấn công niêm mạc dạ dày - nơi bảo vệ dạ dày khỏi dịch vị dạ dày tiết ra. Những vị trí bị tổn thương do HP gây ra là điều kiện thuận lợi để axit dạ dày có thể tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc, gây ra kích ứng niêm mạc dẫn đến viêm loét. Như vậy có thể nói nhiễm vi khuẩn HP có thể dẫn tới các bệnh lý như viêm dạ dày cấp và mạn tính, viêm loét dạ dày tá tràng và là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP

   Thống kê cho thấy:

  • 90 - 95% người bệnh bị loét tá tràng nhiễm vi khuẩn HP.
  • Trên 70% người bệnh viêm loét dạ dày nhiễm vi khuẩn HP.
  • Trên 50% người bị chứng khó tiêu không viêm loét nhiễm vi khuẩn HP.
  • Khoảng 90% các ca ung thư dạ dày đều liên quan đến vi khuẩn HP.

3.Vi khuẩn HP có lây không?

     Rất nhiều người băn khoăn tại sao vi khuẩn HP lại trở nên phổ biến như vậy? Liệu rằng chúng có tính lây truyền không?

    Câu trả lời là Có, loại vi khuẩn này rất dễ lây lan từ người mang vi khuẩn sang người lành, ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn này còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng người bệnh. Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm trên mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ.  Tuy vậy, nguy cơ lây nhiễm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, thói quen sinh hoạt, ăn uống, điều kiện và môi trường sống, địa lý,…

3 đường lây nhiễm của vi khuẩn HP:

   - Đường miệng - miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành.

   - Đường phân - miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.

   - Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,... Vì vậy việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng là rất quan trọng.

không ăn uống chung tránh lây nhiễm vi khuẩn HP

4.Phòng tránh lây nhiễm bằng cách nào?

   Ở Việt Nam theo báo cáo năm 2005, tỷ lệ tái nhiễm HP ở mức cao, trung bình 11 tháng sau điều trị HP tái xuất hiện trong dạ dày là 23,5% - cao rất nhiều so với các nước phát triển như Nhật Bản là 0,2- 2%/năm, tại Mỹ nói chung khoảng dưới 2% mỗi năm. Với tỷ lệ tái nhiễm và kháng thuốc của vi khuẩn HP ngày càng cao, vì vậy các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cộng đồng được đặt lên hàng đầu.

   Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP

Hạn chế lây nhiễm qua đường miệng-miệng:

-Không dùng chung bát đũa, không dùng chung bát nước chấm, không gắp thức ăn cho nhau…

-Không dùng chung đồ dùng cá nhân: khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước, …

-Không hôn trực tiếp, nhai mớm cơm cho trẻ nhỏ.

Hạn chế lây nhiễm qua đường phân miệng:

-Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

-Ăn chín, uống sôi, tránh các loại thức ăn tái, sống: tiết canh, gỏi, rau sống, …

-Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh dụng cụ ăn uống sạch sẽ, lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nguồn nước sạch…

-Tránh sinh sống ở nơi ô nhiễm, kém vệ sinh.

Các đường khác:

Để tránh trường hợp các dụng cụ y tế không được khử khuẩn hoàn toàn, người bệnh nên thăm khám tiêu hóa ở các cơ sở y tế uy tín.

Qua đây chúng ta phần nào hiểu rõ được vi khuẩn HP là gì và trả lời cho câu hỏi vi khuẩn HP có lây không. Ý thức được những nguy cơ gây bệnh lên đường tiêu hóa, đặc biệt là ở dạ dày, chúng ta cần có các biện pháp phòng tránh kịp thời loại vi khuẩn này thông qua các biện pháp kể trên.

Viên nghệ King Ukon 4 Nhật Bản được chiết xuất 100% từ 4 loại nghệ quý tốt nhất hiện nay: nghệ tím, nghệ xuân, nghệ thu, nghệ Javanese và bổ sung thêm hoạt chất curcumin giúp tăng hiệu quả vượt trội:

Giảm nhanh các triệu chứng do viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản gây ra: ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu…

Chống viêm, tăng tiết dịch nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ức chế, hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP, ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Tăng cường khả năng tiêu hóa.

Giảm tác động của rượu bia lên dạ dày, bảo vệ gan.

Click để mua ngay

viên nghệ nhật bản

 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC